NGUYỄN MINH CÔNG
BST “VỀ NHÀ ÚT ƠI!”
Tôi sinh ra và lớn lên tại Miền Tây sông nước. Tôi được nuôi dưỡng bởi những dòng phù sa nặng trĩu cá tôm, những hàng dừa nghiêng mình soi bóng mát, chợ nổi trên sông tấp nập ghe hàng, bài đồng dao những trò chơi dân gian thuở bé….. những hình ảnh đó ăn sâu vào tiềm thức của một người luôn hướng về quê hương như tôi.
Tôi dành BST này như 1 lời cảm ơn của cá nhân tôi đến vùng đất này và muốn lưu giữa những ký ức tươi đẹp này để không mai một về sau.
“Về nhà Út ơi!” Là câu gọi mà mẹ tôi muốn gửi gắm để tôi luôn nhớ về cội nguồn. Cho dù con là ai, làm bất cứ công việc gì, xa quê bao nhiêu lâu thì cái gốc rễ vẫn phải luôn ở trong lòng.
Lựa chọn những chất liệu thân thiện với với môi trường như: vải đũi, lãnh Mỹ A, lụa Tân Châu cũng như quảng bá làng nghề sắp bị mai một tại Miền Tây đặc biệt là những chất liệu “phi thời trang” như sợi chuối, sợi cọ raffia thuần để áp dụng vào những trang phục công chúa và tạo nên các thiết kế mà mọi người sẽ không ngờ đến.
Thông điệp: Tôi luôn tâm đắc về những ký ức tuổi thơ của mình. Có thể những người ở thế hệ trước và thế hệ của tôi biết rõ về những nét đẹp tuổi thơ của một đứa trẻ lớn lên ở miền Tây sông nước nhưng những bạn trẻ hay các bạn ở vùng miền khác khó có thể hình dung được ký ức tuổi thơ ấy. Do đó, thông qua bộ sưu tập này, tôi tin chắc rằng miền Tây sông nước của tôi sẽ trở nên rõ ràng, sống động và xinh đẹp hơn qua những thiết kế thời trang. Đó cũng là một thông điệp gửi gắm để nhắc nhở mọi người lưu trữ những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Ba mẹ tôi luôn nuôi dưỡng tôi bằng tình yêu thương gia đình, tình yêu quê hương nên đây cũng là một món quà mà tôi dành tặng cho phụ huynh của mình.
Bst sẽ có 2 phần
Phần đầu là Miền Tây Thanh Bình với việc khai thác đặc trưng của miền tây từ áo bà ba nón lá khăn rằn với tone màu trắng đen
Phần 2 Miền Tây Trù Phú khái thác tất cả các hình ảnh màu sắc nhộn nhịp để nhìn 1 miền tây nhộn nhịp
Kết màn sẽ có sự xuất hiện của Đám cưới miền tây xưa để tái hiện lại sự mộc mạc và hơn nữa là món quà mà tôi dành cho tía má mình vì ngày ấy đám cưới không đc khan trang.